Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ từ xưa đến nay luôn là hình ảnh đẹp và cao quý trong mỗi người dân Việt Nam, trong mắt bạn bè quốc tế. Đó là hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ trở về từ trong chiến tranh, anh bộ đội cụ Hồ đã yên nghỉ giữa lòng đất mẹ. Dù là ai nhưng đều gợi cho chúng ta thấy được những mất mát, đau thương và sự hy sinh đã được viết lên bao câu chuyện huyền thoại về người lính, về những ký ức hằn sâu từ trong chiến tranh đó là những hố bom của quân thù, hàng vạn thanh niên lên đường ra trận dâng hiến tuổi xuân và nhiệt huyết cho nền hoà bình. Và sự thật, mỗi chúng ta, khi nghĩ về người lính đều dạt dào cảm xúc của lòng tự hào và biết ơn các anh, những người đã từng chịu nhiều gian khổ, hy sinh nhiều nhất. Các anh đã đi vào hồn thiêng sông núi để Tổ quốc Việt Nam được hưởng trọn những Mùa xuân! Chúng ta hãy luôn khắc ghi và biết ơn các anh và luôn kế thừa truyền thống đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc, chúng ta hãy noi gương các anh hùng liệt sĩ có tấm lòng hy sinh vì đất nước. Để hướng tới lễ kỉ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12. Tôi xin được giới thiệu với các thầy cô giáo và các em học sinh cuốn sách "Trong giông gió Trường Sa” của nhiều tác giả, được nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản năm 2014, dày 122 trang khổ 21cm. Bìa của cuốn sách là một màu xanh với những chú chim hải âu đang bay lượn trên mặt biển còn những làn sóng đang cuộn trào, nổi bật lên dòng chữ màu đỏ “ Trong giông gió Trường Sa”.
Các em ạ! Đọc cuốn sách chúng ta sẽ thấy được một Trường Sa đầy khắc nghiệt. Cái khắc nghiệt của thiên nhiên, thời tiết, cuộc sống thiếu thốn trên đảo. Những cây nước chọc trời, xám ngoét mọc lên giữa biển, những cơn lốc bất ngờ xoáy tròn vào đảo, những cột sóng “vượt qua luôn cả mái nhà cao ba mươi ba mét", những con gió muối phá hủy mọi cây cối, vật liệu, vũ khí... Đó là những thử thách của tự nhiên mà những người lính đảo luôn phải đối diện mỗi ngày.
Càng đi sâu vào cuốn sách chúng ta sẽ thấy nỗi khắc nghiệt lớn nhất của những người lính đảo là sự cô đơn của lòng người. Trong "Hoàng hôn màu lá mạ", nhà văn Chu Lai nhìn thấu tâm sự của chàng lính trẻ: "Cái sợ nhất ở đảo là sự cô đơn anh ạ. Nhìn mãi ra biển nên đâm sợ màu xanh. Mỗi khi thủy triều rút, đầu óc thần kinh mình như bị rút theo, sa sầm cả mặt mày”, hay mong ước của những người lính đảo “Giá bây giờ có một giọng à ơi phụ nữ, một tiếng trẻ khóc u oa thì dễ chịu biết bao”.
Tuy nhiên, đối lập với những khó khăn, là những cảnh đẹp hiếm gặp chỉ có ở Trường Sa và những khoảnh khắc chan chứa tình anh em, đồng đội. các em sẽ nhận ra rằng, cuộc sống chiến đấu trên đảo còn muôn vàn khó khăn, nhưng vì từng tấc đất, vùng trời, vùng biển Tổ quốc, các chiến sĩ vẫn vượt qua mọi khó khăn, gắn bó với Trường Sa, “coi đảo là nhà, là sự nghiệp của mình”.
Các em ạ! Đọc cuốn sách chúng ta sẽ thấy được một Trường Sa đầy khắc nghiệt. Cái khắc nghiệt của thiên nhiên, thời tiết, cuộc sống thiếu thốn trên đảo. Những cây nước chọc trời, xám ngoét mọc lên giữa biển, những cơn lốc bất ngờ xoáy tròn vào đảo, những cột sóng “vượt qua luôn cả mái nhà cao ba mươi ba mét", những con gió muối phá hủy mọi cây cối, vật liệu, vũ khí... Đó là những thử thách của tự nhiên mà những người lính đảo luôn phải đối diện mỗi ngày.
Càng đi sâu vào cuốn sách chúng ta sẽ thấy nỗi khắc nghiệt lớn nhất của những người lính đảo là sự cô đơn của lòng người. Trong "Hoàng hôn màu lá mạ", nhà văn Chu Lai nhìn thấu tâm sự của chàng lính trẻ: "Cái sợ nhất ở đảo là sự cô đơn anh ạ. Nhìn mãi ra biển nên đâm sợ màu xanh. Mỗi khi thủy triều rút, đầu óc thần kinh mình như bị rút theo, sa sầm cả mặt mày”, hay mong ước của những người lính đảo “Giá bây giờ có một giọng à ơi phụ nữ, một tiếng trẻ khóc u oa thì dễ chịu biết bao”.
Tuy nhiên, đối lập với những khó khăn, là những cảnh đẹp hiếm gặp chỉ có ở Trường Sa và những khoảnh khắc chan chứa tình anh em, đồng đội. các em sẽ nhận ra rằng, cuộc sống chiến đấu trên đảo còn muôn vàn khó khăn, nhưng vì từng tấc đất, vùng trời, vùng biển Tổ quốc, các chiến sĩ vẫn vượt qua mọi khó khăn, gắn bó với Trường Sa, “coi đảo là nhà, là sự nghiệp của mình”.